Cách làm bẫy muỗi bằng vỏ chai nhựa: Đơn giản mà hiệu quả!

Advertisement

Bụi rậm và các vùng đất ẩm ướt xung quanh nơi chúng ta sống là nơi thuận lợi để muỗi sinh sôi và phát triển. Mùa hè đến không những là lúc chúng ta “tận hưởng” các buổi tối tiệc tùng quanh lửa trại, mà cũng là lúc các loài côn trùng tận hưởng những cuộc “đi săn” của mình.

Để đối phó với sự tấn công của muỗi, ta thường thắp nến chiết xuất từ sả hay xịt những dung dịch chống côn trùng để ngăn sự xâm hại từ chúng.

Muỗi nhận biết nạn nhân của mình bằng khí CO2 – khí mà con người sản sinh ra khi thở và hoạt động.

Có rất nhiều các thương hiệu nổi tiếng đã quảng cáo chiếc bẫy muỗi hút côn trùng của họ bằng cách nhấn mạnh việc chiếc bẫy sản sinh ra khí CO2 để hút côn trùng như thế nào, tuy nhiên giá của chúng thì không rẻ chút nào.

Nếu bạn muốn tìm một giải pháp ít tốn kém và thân thiện với môi trường hơn để đối phó với lũ muỗi, hãy thử tự tay làm cho mình chiếc bẫy muỗi dùng men để tạo ra CO2. Một cách thú vị và độc đáo khi dùng đường để nuôi men, làm gia tăng lượng sản sinh ra khí CO2 để chiến đấu chống lại những vết cắn từ loài côn trùng “đáng ghét” này.

Và dưới đây là cơ chế hoạt động của nó…

Tự tay làm bẫy muỗi: Tại sao không?

Chiếc bẫy muỗi này được làm từ vỏ chai nhựa. Sự kết hợp giữa men và đường đặt trong chiếc chai sẽ tạo ra khí CO2 để thu hút lũ côn trùng bay vào đó.

Dưới sự dẫn lỗi của khí CO2, muỗi sẽ bay thẳng vào bên trong chiếc bẫy. Khi chúng không thể tìm đường thoát ra, chúng sẽ mệt mỏi và rơi xuống hỗn hợp trong chai và chết ở đó.

Cách làm bẫy muỗi bằng chai nhựa
(Ảnh: Wikihow.com)

Liệu chiếc bẫy đơn giản này có thể đuổi sạch lũ muỗi ra khỏi khu vườn ở nhà bạn?

Không, nhưng chúng rẻ và dễ làm.

So với việc sử dụng các loại thuốc diệt và đuổi muỗi thì điểm mạnh của cách này là thân thiện với môi trường và an toàn cho trẻ em cũng như thú cưng của bạn.

Cắt chai nhựa

Hãy bắt đầu làm chiếc bẫy với việc chuẩn bị một chiếc chai rỗng 2 lít, đó có thể là những vỏ chai soda, nước cam còn lại sau khi bạn đã uống hết.

Cách làm bẫy muỗi bằng chai nhựa

Sử dụng dao rạch giấy hay các dụng cụ sắc nhọn khác để cắt chếc chai ra làm hai phần. Bạn hãy cắt ở ngay dưới khu vực phần cổ chai mở rộng ra, ở khoảng 1/3 đầu chiều cao của chiếc chai.

Lưu ý: Dao rạch giấy rất sắc và có thể dễ dàng cắt vào tay bạn. Vậy nên hãy thật cẩn thận khi cắt chiếc chai ra làm hai phần nhé!

Cách làm bẫy muỗi bằng chai nhựa

Sau khi cắt rời phần trên của chiếc chai ra, bây giờ bạn đã có hai phần tách rời để có thể sắp xếp chúng lại với nhau để làm bẫy:

Tháo chiếc nắp chai ra và đảo ngược phần chai này xuống, phần cổ chai bây giờ giống như một cái phễu.

Cách làm bẫy muỗi bằng chai nhựa

Lắp bẫy

Lật phần cổ đã tháo ra để cổ phễu hướng xuống, tháo nắp và chèn phần cổ vào thân chai. Không được đẩy “phễu” xuống đáy chai vì bạn cần đủ không gian giữa cổ chai và đáy chai để đổ hỗn hợp.

Cách làm bẫy muỗi bằng chai nhựa

Sử dụng băng dính để cố định hai phần của chiếc chai lại với nhau. Băng dính không chỉ cố định hai phần này với nhau mà còn bịt kín các khoảng trống xung quanh viền chai, khiến cho muỗi không thể tìm đường thoát ra.

Quấn túi nilon đen hay giấy đen quanh chiếc bẫy muỗi, hoặc sử dụng sơn phun màu đen để che phủ phần bên ngoài của cái bẫy.

Lớp màu này sẽ che phủ ánh sáng mặt trời, giữ cho cái bẫy mát hơn và giúp kéo dài tuổi thọ hoạt động của các vi sinh vật trong men và đường.

Làm mồi nhử muỗi

Muỗi bị thu hút bởi khí CO2. Khi hô hấp, chúng ta thở ra một lượng khí CO2 nhất định. Những con muỗi sẽ lần theo lượng khí đó để tìm tới chúng ta. Chính vì vậy để đưa chúng vào bẫy cần có một lượng khí CO2 để thu hút chúng.

Đây là lúc chúng ta sử dụng men bia và đường nâu. Trộn hỗn hợp đường nâu với men bia để kích thích men phát triển và tạo ta nhiều khí cacbon điôxít.

CO2 bay lên, ra khỏi chai và khuếch tán vào không khí. Những con muỗi đói sẽ men khí CO2 bay vào chai và xuống qua phễu.

Nhưng khi chúng nhận ra rằng không có nguồn thức ăn nào ở đó, chúng thường bay dọc theo bề mặt của hỗn hợp đường nâu cho đến đầu kia của cái chai. Sau đó những con muỗi sẽ bay dọc lên trên để cố gắng tìm lối ra nhưng những lối đi này đã bị chặn bởi phễu ngược.

Những “kẻ săn mồi bé nhỏ” bị mắc kẹt, chúng trở nên mệt mỏi, rơi xuống chất lỏng ở dưới và “chết đuối”. Có thể có vài con muỗi may mắn tìm được lối ra nhưng phần lớn chúng một khi đã chui vào bẫy sẽ không thể thoát ra được

Nguyên liệu

Cách làm bẫy muỗi bằng chai nhựa

  • ¼ cốc đường nâu
  • 1 ốc nước nóng
  • 1 gói men nở

Hướng dẫn làm mồi nhử muỗi

  1. Trộn các loại mồi nhử này với nhau: Cho ¼ cốc đường nâu vào 1 cốc nước nóng đã đun sối và trộn đều chúng cho đến khi đường hòa tan hoàn toàn. Để hỗn hợp này nguội cho đến khi bạn có thể thoải mái chạm đầu ngón tay vào. Nhiệt độ lý tưởng của nước đường nên là 48 đến 53 độ C. Nếu quá nóng, nhiệt độ cao sẽ làm hỏng men. Nếu nhiệt độ quá thấp sẽ khiến men không thể nở được.
  2. Khi hỗn hợp trên đã đạt đến nhiệt độ phù hợp, hãy cho men vào và trộn nhẹ nhàng. Đổ hỗn hợp men và đường vào chai (phễu ngược làm cho việc này dễ dàng) và bẫy muỗi đã sẵn sàng để sử dụng.

Đặt bẫy muỗi

Đặt chiếc bẫy muỗi này trong một khu vực râm mát. Vì mục đích của bẫy là để lôi kéo muỗi, vậy nên không đặt chai quá gần khu vực bạn và những người xung quanh hay ngồi.

Cách làm bẫy muỗi bằng chai nhựa

Thay vào đó, hãy đặt chúng bên ngoài của khu vực ngồi của bạn. Khi trời về chiều tối, muỗi sẽ bắt đầu chuyến đi săn và tìm kiếm nạn nhân của chúng. Một trong số chúng sẽ nhận thấy và đánh hơi được khí carbon dioxide và lần theo chúng. Lúc này chúng sẽ tiếp cận và rơi vào chiếc bẫy của bạn.

Chú ý và Cảnh báo

Liệu chiếc bẫy muỗi tự chế này có thể loại bỏ được tất cả lũ muỗi trong sân vườn của bạn không?

Không!

Chiếc bẫy này không thể bắt và giết tất cả muỗi trong sân nhà bạn và cũng không thể loại bỏ 100% nguy cơ bạn bị đốt. Nhưng chúng có chi phí rẻ, dễ thực hiện, và đáng để thử.

Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy thử kết hợp sử dụng bẫy muỗi với một số phương pháp diệt muỗi khác, bao gồm thuê dịch vụ phun thuốc diệt muỗi, trồng các loài cây đuổi muỗi và sử dụng các dụng cụ chống côn trùng.

Ưu điểm của chiếc bẫy muỗi tự chế

  • Chiếc bẫy được làm từ nguyên vật liệu rẻ tiền và dễ dàng kiếm được xung quanh ta. Bạn không cần phải có công cụ đặc biệt hay đắt tiền nào cả.
  • Không cần điện, dây nối hoặc bộ hẹn giờ.
  • Không yêu cầu các bình khí hay bình phun để có thể hoạt động được.
  • Hoạt động 24 giờ một ngày
  • Không bảo trì. Không có quạt hoặc các bộ phận chuyển động khác có thể bị hỏng.
  • Mồi dùng để hút muỗi hoàn toàn làm từ các nguyên liệu hữu cơ nên có thể được sử dụng an toàn khi nhà bạn có trẻ con hay thú nuôi.

Video này sẽ mô phỏng cho bạn cách làm và sử dụng chai nhựa để tạo ra một cái bẫy muỗi đấy!

Chúc cho căn nhà và khu vườn của bạn lúc nào cũng tươi đẹp và an toàn khỏi loài côn trùng độc hại và đáng ghét này.

Cám ơn các bạn đã dành thời gian lắng nghe!

Leave a Reply

Your email address will not be published.