Lời nói đầu: Đây là trường hợp cụ thể mà tôi đã từng trải qua trong suốt 5 năm làm việc tại một Công ty bán lẻ. Tôi được tăng lương mà theo Quản lý trực tiếp nói là ở “diện đặc biệt”. Do đó, tôi muốn chia sẻ với bạn vài kinh nghiệm đàm phán đã tích lũy được từ thực tế của mình. Chúc các bạn deal thành công với Sếp/Nhà tuyển dụng (NTD) để có mức thu nhập như mong muốn!
Trong buổi phỏng vấn, bạn được hỏi về mức lương mong muốn là bao nhiêu?
Hoặc bạn đang có một lời mời tuyển dụng hấp dẫn và phải suy nghĩ về việc đàm phán lương?
Hay bạn đã làm việc lâu năm cần được tăng lương ở thời điểm hiện tại?
Nếu bạn đang ở một trong hai trường hợp này, thì chắc chắn những bí quyết đàm phán lương sau đây sẽ rất cần thiết cho bạn trong thời điểm này.
Hãy “giắt túi” nghệ thuật deal lương này và Danongviet.vn tin chắc rằng nó sẽ giúp sự nghiệp của bạn thăng hoa hơn đấy!
Nội dung chính
Bạn xứng đáng với mức lương bao nhiêu?
Nếu bạn đang đứng trước lời mời tuyển dụng hấp dẫn, bạn cần tìm hiểu xem với các kỹ năng và kinh nghiệm hiện tại thì mình xứng đáng nhận được mức lương là bao nhiêu trên thị trường việc làm ngày nay.
Bạn nên tham khảo số liệu từ các cuộc khảo sát lương thực tế [1] trước khi bắt đầu thương lượng. Bằng cách này, bạn sẽ có được cơ sở thực tế để việc đàm phán lương với nhà tuyển dụng sau này hợp lý và thành công.
Đàm phán lương là gì?
Đàm phán lương chính là việc thảo luận về cơ hội làm việc với nhà tuyển dụng tiềm năng để quyết định mức lương và lợi ích phù hợp với thị trường lao động hiện nay (với hy vọng việc thương lượng này sẽ đáp ứng mong muốn của bạn)
Cuộc đàm phán lương sẽ hiệu quả nhất khi nhà tuyển dụng nắm được việc trả lương cho bạn sẽ xứng đáng với các kĩ năng và công sức, kinh nghiệm của người lao động bỏ ra khi làm việc tại công ty/doanh nghiệp.
Đàm phán lương có thể bao gồm tất cả những lợi ích khác cho người lao động. Ví dụ như quyền lựa chọn mua bán cổ phiếu, tiền thưởng, giảm giá sản phẩm cho nhân viên, đào tạo, thời gian nghỉ lễ và nghỉ ốm…tùy công ty/doanh nghiệp.
Cách tính tiền lương thực lĩnh
Khi bạn đang cân nhắc các lời mời làm việc, bạn cần phải biết số tiền lương cố định hàng tháng của mình là bao nhiêu. Bạn sẽ cần phải tính toán lương của mình sau khi trừ thuế thu nhập cá nhân, tiền phúc lợi xã hội hay tiền đóng bảo hiểm y tế và trợ cấp hưu trí…Trừ hết tất cả các khoản khấu trừ ấy xong, mới chính là tiền lương ròng hàng tháng của bạn.
Điều này rất quan trọng để bạn xác định được số lương tháng của mình và là mốc để so sánh giữa các công ty tuyển dụng đang mời bạn về làm việc.
Cách deal lương: Kỹ năng đàm phán hiệu quả “trăm trận trăm thắng”

1. Kiên nhẫn đợi thời điểm thích hợp
Cho dù là bạn đã biết rõ được khả năng của mình và có được cơ sở về mức thu nhập mình mong muốn thì việc thương lượng về lương vẫn cần có thời điểm thích hợp. Bạn cần kiên nhẫn nhé!
Khi phỏng vấn cho một vị trí mới, bạn hãy cố gắng hết sức để không đưa ra mức lương mong muốn của mình cho đến khi nhà tuyển dụng đưa ra lời đề nghị về lương cho bạn. Lúc đó hãy đàm phán về lương.
2. Đừng nói về lương khi bạn chưa rõ về công việc
Nếu nhà tuyển dụng hỏi về mức lương bạn yêu cầu là bao nhiêu? Bạn đừng nên trả lời ngay mà hãy hỏi lại nhà tuyển dụng nhưng câu hỏi chủ động như: “Mức lương mà công ty mình đang trả cho vị trí này là bao nhiêu?” hoặc “Tôi muốn mức lương giống như những nhân viên có cùng trình độ với tôi.”…Hoặc nói với nhà tuyển dụng về trách nhiệm và những thách thức của công việc trước khi bạn và sếp thảo luận về lương.
3. Dựa trên thực tế thị trường và kĩ năng cùng kinh nghiệm của bản thân
Theo kinh nghiệm của bản thân, nếu buộc phải đưa ra một con số thì bạn hãy cung cấp một mức lương dựa trên nghiên cứu về dải lương cho công việc hiện tại mà bạn đã tìm hiểu trước đó. Sử dụng số liệu này là một kỹ năng quan trọng giúp việc đàm phán có tỉ lệ thành công cao hơn.
Đừng quên nhấn mạnh với nhà tuyển dụng về mức lương bạn mong muốn dựa trên kỹ năng và thành tích và kinh nghiệm làm việc của bạn. Lúc đó bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được nhà tuyển dụng trả lương xứng đáng với cá nhân bạn.
4. Đừng quá nóng vội
Khi bạn đã nhận được đề nghị về lương, bạn không cần phải chấp nhận (hoặc từ chối) ngay lập tức. Một câu nói thể hiện sự chín chắn như “Tôi cần suy nghĩ kỹ” đơn giản có thể giúp bạn tăng giá trị bản thân hơn khi đàm phán lương.
5. Cân nhắc việc nói Không” với đề nghị công việc
Nếu bạn không thích vị trí này, việc nói “Không” có thể mang đến cho bạn một đề nghị về lương tốt hơn. Chỉ cần cẩn thận để bạn không sai lầm đi từ chối một công việc bạn thực sự muốn. Có rất nhiều rủi ro mà nhà tuyển dụng có thể chấp nhận câu trả lời từ chối của bạn và chuyển sang ứng viên tiếp theo.
6. Thương lượng về lợi ích
Bạn cần xem xét liệu có thêm những thương lượng về quyền lợi khi trở thành nhân viên không, ngoài vấn đề lương cơ bản. Ví dụ, nhà tuyển dụng có thể sẵn sàng hỗ trợ bạn tiền điện thoại hàng tháng, xăng xe hay tiền ăn…Tùy thuộc vào sở thích và trường hợp của mỗi người và công ty/doanh nghiệp mà việc có thêm các đặc quyền quyền lợi cho người lao động đôi lúc sẽ khiến bạn đồng ý chấp nhận mức lương thấp hơn một chút để có thêm quyền lợi.
Cách thương lượng tăng lương để có mức thu nhập cao hơn
Chuẩn bị: Nếu bạn hiện đang làm việc và muốn tăng lương, hãy bắt đầu bằng cách chuẩn bị thật kĩ. Thu thập nghiên cứu về vị trí công việc của bạn hiện giờ và cân nhắc với số tiền lương của bạn, cùng với các dữ liệu về sự cố gắng, hiệu quả làm việc và sự sáng tạo, đóng góp của bạn tại công ty. Việc chuẩn bị kĩ trước khi đề nghị xét tăng lương sẽ giúp bạn đàm phán lương tốt hơn rất nhiều. Đôi lúc sự chủ động sẽ giúp bạn có được số lương được tăng phù hợp, kịp thời.
Tuy nhiên, một số công ty/doanh nghiệp lại có những chính sách thăng tiến riêng hoặc bị giới hạn bởi các ràng buộc ngân sách nên chỉ có thể tăng lương vào những thời điểm nhất định trong năm.
Hãy cố gắng xác định được mức lương mình mong muốn là bao nhiêu? Lý do tại sao bạn cần được tăng lương và xem xét đề nghị đó với cấp trên của bạn.
Hãy linh hoạt trước các lời đề nghị: Bạn có muốn xem xét nghỉ một vài tuần để “xả hơi” thay vì tăng lương không? Thay vì lương thì một số người lao động lại chọn các lợi ích phúc lợi xã hội khác.
Yêu cầu một cuộc họp với quản lý trực tiếp của bạn để thảo luận về mức lương: Trình bày yêu cầu của bạn dựa trên cơ sở là các tài liệu, số liệu thực tế và thuyết phục sếp một cách bình tĩnh và hợp lý. Đừng hối thúc họ phải trả lời bạn ngay lập tức nhé!
Phải làm gì nếu nhà tuyển dụng không đồng ý mức lương thương lượng mà bạn đưa ra?
Trong một số trường hợp, nhà tuyển dụng đã bất chấp nỗ lực thương lượng lương của bạn mà không đồng ý với mức lương hoặc xét tăng lương cho bạn. Họ có thể đưa ra các lý do như không có đủ tiền trong ngân sách để tăng lương hoặc thêm quyền lợi cho nhân sự. Hoặc công ty/doanh nghiệp không muốn tạo ra sự bất bình đẳng bằng cách trả cho một người nhiều hơn những người khác ở vị trí tương tự trong công ty.
Trong trường hợp đó, ít nhất bạn có thể biết bạn đã cố gắng deal lương một cách bình đẳng. Ngoài ra, nếu đây là một công việc bạn thực sự nghĩ rằng bạn sẽ yêu thích, hãy xem xét liệu văn hóa công ty, lợi ích và bản thân công việc đó có xứng đáng với bạn hay không – dù mức lương có thể nhỏ hơn một chút.
Ví dụ về cách thương lượng lương hiệu quả
Chúng ta đều đau đầu khi nghĩ đến việc sẽ phải nói năng ra sao, thế nào khi đàm phán lương.
Thật may mắn! Những ví dụ sau đây sẽ giúp bạn làm chủ cuộc thương lượng. Mặc dù phần lớn các tình huống deal lương tôi minh họa dưới đây là diễn ra trực tiếp mặt-đối-mặt, song bạn cũng có thể vận dụng để gửi email. Hãy đọc và vận dụng linh hoạt với hoàn cảnh thực tế của mình nhé.
Tình huống 1: Bạn thương lượng một mức lương mới.
Xin chào, [Tên nhà Tuyển dụng]. Cảm ơn bạn một lần nữa vì đã đề xuất vị trí [Tên công việc bạn nộp đơn] cho tôi. Tôi rất vui mừng khi có cơ hội tham gia vào [Tên Công ty]. Tuy nhiên, trước khi chấp nhận lời đề nghị của bạn, tôi muốn yêu cầu mức lương từ [Mức lương tối thiểu bạn đề xuất] đến [Mức lương tối đa bạn đề xuất] vì mức thu nhập này phù hợp với kinh nghiệm và trình độ của tôi cũng như dải lương mà thị trường đang trả cho vị trí này.
Tình huống 2: Bạn đàm phán lại mức lương hiện tại của mình.
Kịch bản 1:
Cảm ơn anh/chị một lần nữa vì đã gặp tôi hôm nay. Như tôi đã đề cập trong email của mình, tôi đã làm việc với công ty được ba năm và trong thời gian đó, tôi phải đảm đương thêm các công việc chuyên môn khác của đội/nhóm vì một số nhân viên đã nghỉ việc. Gần đây nhất, tôi đã được yêu cầu đảm nhận vai trò Trưởng nhóm Marketing, bên cạnh vị trí Chuyên viên Marketing. Trước khi có thể cam kết điều đó, tôi muốn deal lại mức lương hiện tại của mình và đạt được con số ngang bằng với các công việc bổ sung mà tôi được yêu cầu hoàn thành. Gần đây, công việc này được Công ty thông báo có mức thu nhập từ 15.000.000đ đến 25.000.000đ. Tôi tin rằng mức lương 18.000.000đ sẽ hợp lý nhất với tôi.
Kịch bản 2:
Cảm ơn anh/chị vì đã đánh giá cao năng lực của tôi. Dựa trên giá trị mà tôi đã mang lại cho Tổ chức, cũng như [Nêu thành tích HOẶC Bằng cấp nâng cao] mà tôi đã đạt được gần đây, vượt quá yêu cầu học vấn của anh/chị cho vị trí này, tôi muốn mức thu nhập cũng cần được điều chỉnh tương xứng. Tôi sẽ thoải mái nhất nếu nhận được mức lương mới là [Mức lương bạn đề nghị]. Ý kiến của anh/chị như thế nào?
Tình huống 3: Bạn deal lại mức lương đã “chốt” trước đó
Việc thương lượng lại mức lương đã chấp nhận trước đó có thể chống lại bạn trong một số trường hợp và nhà tuyển dụng có thể hủy bỏ lời đề nghị làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn deal lại thì ví dụ sau đây sẽ giúp bạn không bị mất “job ngon”.
Kể từ khi chấp nhận lời mời làm việc ban đầu với [Mức lương], tôi đã nghiên cứu sâu hơn về vị trí này và có thêm một số thông tin mới nhất muốn cập nhật với anh/chị. Mặc dù tôi vẫn quan tâm đến vị trí này và sẵn sàng bắt đầu vào cùng thời điểm mà chúng ta đã thống nhất ban đầu, nhưng tôi muốn thương lượng lại mức lương trong khoảng từ [Mức lương mới tối thiểu bạn đề xuất] đến [Mức lương mới tối đa bạn đề xuất]. Bạn có thể xác nhận đây là một lời đề nghị khả thi mà chúng ta có thể xác nhận với nhay trong ngày hôm nay không?
Kịch bản này có tính ỨNG DỤNG cao trong thực tế vì:
- Không tay đổi bất cứ điều gì khác: Ngày bắt đầu làm việc và Chức danh công việc mà bạn đã đồng ý được giữ nguyên, không thay đổi.
- Nhắc lại sự quan tâm của bạn đối với vị trí công việc và công ty để Nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn đã sẵn sàng gắn bó với Tổ chức của họ.
- Đừng kéo dài việc đàm phán quá lâu: Khi bạn chấp nhận một lời đề nghị, hầu hết các công ty sẽ nhanh chóng hoàn tất quá trình tuyển dụng để bạn có thể bắt đầu. Tránh kéo dài quá 24 giờ trong việc thương lượng lại.
Trong tình huống này, Người sử dụng lao động có thể chấp thuận mức lương mới mà bạn muốn, từ chối hoặc đưa cho bạn các lựa chọn khác (ví dụ họ đồng ý tăng lương vị trí cho bạn, song sẽ có những rằng buộc thêm về điều kiện chi trả…). Do đó, hãy cố gắng dự đoán các kịch bản từ họ và sẵn sàng phản hồi một cách hiệu quả.
KẾT LUẬN
Việc đàm phán lương thưởng hay xét tăng lương không bao giờ là dễ dàng với người lao động. Chính vì vậy đàm phán lương thưởng được coi là một nghệ thuật và cần có những bí quyết riêng.
Sau tất cả, dưới đây là 4-điểm-cần-nắm-lòng giúp việc deal lương của bạn trở lên “dễ thở” hơn bao giờ hết.
- Luôn luôn nghiên cứu trước. Chuẩn bị sẵn sàng và có kiến thức về ngành, dải lương cho vị trí công việc sắp tới sẽ giúp bạn xác định giá trị của mình.
- Làm nổi bật giá trị của bạn trong tổ chức. Phấn đấu cho các thành tích và nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn hàng ngày.
- Thời điểm thích hợp thích hợp. Đừng bao giờ làm Sếp của bạn và Nhân sự ngạc nhiên. Lên lịch gặp họ qua email hoặc gặp trực tiếp. Bằng cách đó, cả hai sẽ có cơ hội phản ánh về hiệu suất gần đây của bạn.
- Tiền không phải là tất cả. Nếu công ty không thể tăng lương cho bạn, thì hãy xem xét yêu cầu các đặc quyền phi tài chính hoặc các gói quyền lợi, lợi ích bổ sung. Về lâu dài, điều này thậm chí còn có giá trị hơn đối với bản thân chúng ta.
Qua bài viết này, Danongviet.vn hy vọng sẽ giúp bạn có một cuộc đàm phán lương thành công với nhà tuyển dụng hoặc sếp của mình.
Chúc các bạn thành công!