Muỗi vằn sốt xuất huyết (Aedes): Nhận biết & Phòng chống

Advertisement

Mùa hè tới cũng là lúc những người làm trong ngành Y luôn phải đau đầu thở dài vì mùa muỗi một lần nữa lại đến.

Cũng như con người, đây là khoảng thời gian muỗi “tận hưởng những thú vui” của riêng mình, và thú vui của chúng không có gì khác ngoài việc…”đi săn”.

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có thể gặp ở bất cứ thời gian nào trong năm nhưng số lượng người mắc căn bệnh này luôn bùng nổ vào những tháng hè nóng nực.

Song…

  • Bệnh sốt xuất huyết là gì?
  • Có phải con muỗi nào cũng gây ra bệnh sốt xuất huyết hay không?
  • Làm thế nào để phòng tránh chúng?

Hôm nay, hãy cùng Danongviet.vn điểm qua những kiến thức cơ bản về căn bệnh sốt xuất huyết cũng như loài muỗi là thủ phạm gây ra căn bệnh này nhé.


ĐỪNG ĐỂ CUỘC SỐNG ĐẢO LỘN CHỈ VÌ…CON MUỖI!

TRỌN BỘ các Hướng dẫn về phòng chống và tiêu diệt muỗi – Đọc và Áp dụng ngay!!!

♥ MUA SẮM – REVIEW♥

♥ HÀNH ĐỘNG ♥

♥ KIẾN THỨC ♥


Muỗi vằn sốt xuất huyết (Aedes): Nhận biết & Phòng chống

Muỗi vằn Aedes – “Hung thủ” gây ra căn bệnh sốt xuất huyết

Ở Việt Nam hiện nay,có 3  loại muỗi truyền bệnh phổ biến mà ta hay gặp là

  • Anopheles
  • Culex
  • Aedes.

Cả 3 loài này đều chia làm nhiều họ nhỏ khác nhau. Mỗi loài đều gây nguy hiểm cho con người theo một cách khác nhau.

Nếu như Anopheles gây ra bệnh sốt rét, Culex gây ra bệnh viêm não Nhật Bản thì muỗi Aedes chính là thủ phạm gây ra bệnh sót xuất huyết và virut Zika.

Muỗi vằn sốt xuất huyết (Aedes): Nhận biết & Phòng chống
Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền do virus Dengue gây ra.

Không giống như Anopheles, chúng không mang sẵn trong mình vi-rút Dengue và Zika, chúng đốt người bị bệnh và bị nhiễm vi-rút từ họ rồi chúng lây bệnh cho những người khác bằng các đốt họ.

Tại Việt Nam hiện nay, số lượng muỗi muỗi vằn Aedes đang ngày một gia tăng và gây sức ép lớn đến các bộ ban ngành trong việc bảo vệ sức khỏe của mọi người.

Các loại muỗi vằn

Muỗi Aedes hiện có 3 loại chính:

Các loại muỗi vằn Aedes

  • Muỗi vằn Aedes Aegypti
  • Muỗi vằn Aedes Albopictus (hay còn được gọi là Muỗi vằn châu Á)
  • Muỗi vằn Aedes Vexans (Loại này ít phổ biến)

Sốt xuất huyết – Nỗi ám ảnh kinh hoàng với loài người

Ở Việt Nam, tỷ lệ những người trên 15 tuổi mắc bệnh sốt xuất huyết tại các tỉnh phía Nam đã tăng từ 35% năm 1999 lên đến 60% vào năm 2017.

Theo các bác sĩ và các chuyên gia trong ngành, đây là một trong những điều đáng quan ngại vì nhiều điều tra cho thấy người lớn bị sốt xuất huyết dễ tử vong hơn trẻ em.

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng luôn bùng nổ thành dịch khi mùa mưa tới. Lý giải cho điều này, nhiều chuyên gia đã nhận định mùa mưa là mùa sinh sản của muỗi vằn, thời tiết ẩm ướt đã tạo điều kiện thích hợp cho chúng gia tăng quân số và bắt đầu những cuộc đi săn không kể ngày đêm của mình.

Sốt xuất huyết – Nỗi ám ảnh kinh hoàng với loài người

Những bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết thường có những triệu chứng khác nhau, bệnh dễ trở nặng bất ngờ và gây tử vong cao.

Bệnh nhân có thể bị lây do khả năng sau: Virus ra tuyến nước bọt của muỗi. Khi đốt người, chúng truyền virus cho người khác.

Sốt xuất huyết – Nỗi ám ảnh kinh hoàng với loài người
Bệnh sốt xuất huyết lây lan như thế nào?

Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị hiệu quả và thuốc phòng ngừa nên mỗi người chúng ta phải tự chủ động phòng tránh muỗi để chúng không phát triển thành dịch đe dọa sinh mạng trẻ em và sức khỏe của cộng đồng.

Bị muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết đốt phải làm sao?

Khi bị muỗi vằn mang theo virut Dengue đốt, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy không có dấu hiệu gì bất thường trong vòng 24 giờ đồng hồ đầu tiên.

Tuy nhiên trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo chắc chắn cơ thể bạn sẽ có những triệu chứng lạ như sốt cao liên tục, cơ thể mẩn đỏ, chảy máu mũi hay chân răng. Khi bắt gặp những triệu chứng này bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự tư vấn và điều trị từ các bác sĩ.

Tuyệt đối không được phép tự ý sử dụng thuốc hay nghe lời khuyên của những người không có chuyên môn. Nếu bạn làm như vậy, cơ thể của bạn sẽ phản ứng ngược lại với thuốc, các triệu chứng có thể dịu giảm dần đi nhưng chúng không đủ để chữa trị cho bạn dứt điểm khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

Phòng chống & Diệt muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết không phải mới chỉ xuất hiện ở nước ta khoảng thời gian gần đây, căn bệnh này đã thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu rồi.

Tuy vậy không có một biện pháp hay loại thuốc cụ thể nào có thể đảm bảo 100% bạn không bị muỗi vằn gây bệnh đốt, vậy nên tốt nhất là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Bạn hãy bắt đầu từ việc giữ gìn nhà cửa, môi trường xung quanh gọn gàng, khô thoáng và sạch sẽ để đảm bảo muỗi không tìm được “nơi ưng ý” để sinh sôi và làm tổ.

Sau đó hãy áp dụng luân phiên hay cùng một lúc nhiều phương pháp đuổi muỗi để tăng tính hiệu quả và an toàn cho bạn và những người xung quanh. Có rất nhiều cách để phòng chống và diệt muỗi như sử dụng các biện pháp thiên nhiên, dùng dụng cụ đuổi muỗi và sử dụng hóa chất để diệt muỗi.

Khi mua thuốc diệt muỗi, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ và nhãn mác rõ ràng. Đừng quên hỏi người bán về các tác dụng phụ (nếu có) của thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Cuối cùng, bạn đừng quên nhờ sự trợ giúp của các dịch vụ chuyên nghiệp về kiểm soát côn trùng, đặc biệt là loài muỗi nhé. Phun thuốc diệt muỗi được coi là giải pháp triệt để nhất để bảo vệ bạn và gia đình khỏi dịch bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát.

Thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế sử dụng để dập dịch sốt xuất huyết ở các cụm dân cư không gây độc đối với sức khỏe con người nên bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng nhé!

Lời kết,

Qua bài viết trên hy vọng bạn đã tổng hợp được những kiến thức cơ bản nhất về những con muỗi vằn độc hại và những kiến thức liên quan đến bệnh sốt xuất huyết.

Hy vọng bạn và những người thân xung quanh sẽ có một kỳ nghỉ hè tràn nghiệp niềm vui, an toàn và đắm mình trong không khí rộn ràng của những ngày nắng chói.

Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!

Leave a Reply

Your email address will not be published.