Trong hoạt động mua bán hàng hóa thường ngày, người mua hàng tiêu dùng sẽ thường xuyên nhìn thấy dòng chữ ISO 9001 in trên bao bì hoặc trong những clip quảng cáo, cụm từ “Đạt tiêu chuẩn ISO” luôn được ưu tiên nhấn mạnh.
Trong suy nghĩ của người mua, ISO có lẽ là mức đo lường về chất lượng nào đó khiến cho sản phẩm đạt chuẩn sẽ có uy tín và đảm bảo an toàn.
Nhưng có lẽ ý nghĩa của ISO không chỉ dừng lại ở đó. Là một người đứng đầu doanh nghiệp, bạn hãy tìm hiểu để có cái nhìn toàn diện hơn về cụm từ phổ biến này nhé!
Nội dung chính
- 0.1 ISO có phải là tiêu chuẩn đo lường chất lượng?
- 0.2 Tại sao ISO lại được chọn làm hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho cả thế giới?
- 0.3 Tại sao các bộ tiêu chuẩn ISO lại thay đổi qua các năm?
- 1 Làm thế nào để các tổ chức, công ty doanh nghiệp Việt Nam có thể đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015 – Phiên bản tiên tiến nhất?
ISO có phải là tiêu chuẩn đo lường chất lượng?
Câu trả lời là đúng nhưng chưa thực sự đủ.

Tính đến nay đã có hơn 150 quốc gia thành viên. Nhiệm vụ của tổ chức ISO là thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế.
Như vậy chúng ta có thể hiểu, từ ISO được coi là hệ đo lường tiêu chuẩn chung cho cả thế giới về chất lượng các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ. Giá trị hàng hóa có đạt yêu cầu hay không sẽ đều được “cân đo đong đếm” bởi ISO.
Để làm được điều này, tổ chức ISO đưa ra các bộ tiêu chuẩn chung về quản lý công nghiệp và thương mại trên toàn cầu.
Tổ chức ISO sử dụng rất nhiều bộ tiêu chuẩn. Nhưng có 3 bộ phổ biến được sử dụng nhiều nhất, đó là:
- Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (ISO 9000, ISO 9001,…) là hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm. Đây là tiêu chuẩn thông dụng nhất.
- Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (ISO 14001, ISO 14004,…) là hệ thống tiêu chuẩn quản lý môi trường
- Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 (ISO 22000, ISO 22002, ISO 22003…) là hệ thống tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm. .
Tại sao ISO lại được chọn làm hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho cả thế giới?

Chính vì vậy, nó được chọn làm tiêu chuẩn chất lượng cho cả thế giới.
Cụ thể là…
- Với khách hàng: Tổ chức phụ thuộc vào khách hàng, do đó tổ chức phải thấu hiểu nhu cầu hiện tại và tương lai của khách, không chỉ đáp ứng được yêu cầu mà còn phải nỗ lực đáp ứng vượt mong đợi của khách hàng. Từ đó người tiêu dùng các sản phẩm sẽ có cơ hội được sử dụng những sản phẩm cải tiến ưu việt, hưởng lợi ích tối đa từ chất lượng của hàng hóa dịch vụ.
- Đối với tổ chức, công ty doanh nghiệp: Thông qua việc áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO sẽ nâng cao uy tín cho các tổ chức. Thông qua các hoạt động phân tích, cải tiến sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ thống quản lý ISO sẽ giúp đánh giá kết quả thực hiện công việc của các phòng, ban thông qua các mục tiêu cụ thể. Từ đó gây dựng một môi trường làm việc đoàn kết, thân thiện nhưng cũng đầy thử thách và cạnh tranh, giúp bứt phá những bước tiến của tổ chức, công ty doanh nghiệp.
Tại sao các bộ tiêu chuẩn ISO lại thay đổi qua các năm?
Tên của các bộ tiêu chuẩn được điều chỉnh và thiết lập theo thời gian nhằm tương thích với sự thay đổi của nền kinh thế thế giới.

- ISO 9001:1987 Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
- ISO 9001:1994 Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
- ISO 9001:2000 Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu
- ISO 9001:2008 Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Phiên bản này đã trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong các mối quan hệ nhà cung cấp-khách hàng. ISO 9001:2008 làm sáng tỏ những yêu cầu hiện có của ISO 9001:2000 dựa vào kinh nghiệm áp dụng trong 8 năm qua và đưa ra những thay đổi hướng vào việc cải thiện nhằm tăng cường tính nhất quán với tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 về hệ thống quản lý môi trường.
- ISO 9001:2015 đây là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001, được đánh giá là bộ tiêu chuẩn hiệu quả nhất, dễ áp dụng trong thực tế hơn nhằm đáp ứng cho những thay đổi lớn của nền kinh tế thế giới. Đó là việc ứng dụng những công nghệ mới và sự đa dạng hóa trong kinh doanh và thương mại toàn cầu.
Làm thế nào để các tổ chức, công ty doanh nghiệp Việt Nam có thể đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015 – Phiên bản tiên tiến nhất?
ISO 9001:2015 áp dụng quy trình PDCA, bao gồm việc “Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động” để điều chỉnh chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
Hệ thống tiêu chuẩn mới này không quy định một công thức chung nào để quản lý chất lượng mà doanh nghiệp sẽ căn cứ vào bối cảnh của doanh nghiệp mình để thực hiện các tiêu chuẩn.
Sau ngày 14/09/2018, chứng chỉ ISO 9001:2008 sẽ hết hiệu lực, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng quy trình chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
Doanh nghiệp cần triển khai những hoạt động cụ thể để nhanh chóng nhận được chứng chỉ ISO 9001:2015.
- Mua tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ngay khi được bán.
- Xây dựng kế hoạch, quy trình chuyển đổi, cập nhật hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức để đáp ứng các yêu cầu của ISO 9001:2015
- Đào tạo nhân sự thực hiện và phát triển hệ thống quản lý chất lượng mới.
- Bên cạnh đó thúc đẩy cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn mới
- Liên hệ đăng ký chứng nhận với các Tổ chức chứng nhận
Hi vọng với những thông tin trên đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO.
Đừng ngần ngại mà không để lại bình luận của bạn dưới bài viết này để cùng nhau hiểu hơn về ISO nhé.