4 cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh bố mẹ Việt nhất định phải biết

Advertisement

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây ra bởi sự co thắt của cơ hoành và sự đóng lại nhanh chóng của dây thanh quản. Sự đóng lại nhanh chóng ở dây thanh quản chính là nguyên do tạo ra âm thanh của tiếng nấc.

trẻ sơ sinh bị nấc

Việc bị nấc cụt gây phiền toái không chỉ cho người lớn và trẻ nhỏ, mà chúng cũng sẽ khiến các bé sơ sinh cảm thấy phiền nhiễu và khó chịu.

Trên thực tế, nhiều em bé có thể ngủ ngon lành qua cơn nấc mà không hề bị chúng “quấy rầy” và tiếng nấc hiếm khi gây trở ngại hay tạo ra bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến quá trình hô hấp của trẻ.

4 CÁCH CHỮA NẤC CHO TRẺ SƠ SINH BỐ MẸ PHẢI BIẾT

Bạn tự hỏ: Trẻ sơ sinh bị nấc thì phải làm sao đây?

Đừng lo!

Dưới đây là 4 phương pháp trị nấc rất nhanh và hiệu quả.

  1. Cho bé nghỉ ngơi và ợ
  2. Cho bé ngậm núm vú giả
  3. Để bé tập quen với tiếng nấc
  4. Cho bé uống nước Gripe

CHO BÉ NGHỈ NGƠI VÀ Ợ

Nghỉ ngơi ở đây nghĩa là bạn để bé nghỉ một lát sau khi ăn để bé có thể ợ hơi, bằng cách này bạn có thể giúp bé giảm thiếu được những cơn nấc cụt vì ợ hơi có thể đẩy không khí thừa ra bên ngoài – điều gây ra những tiếng nấc.

trẻ sơ sinh bị nấc

Ợ hơi cũng sẽ rất có lợi vì bé ở trong tư thế thẳng đứng. Những bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Nhi Khoa tại Mỹ khuyến khích bạn cho bé ợ mỗi lần sau khi bé bú bình khoảng từ 60 đến 90 ml.

Nếu bé bú sữa mẹ, bạn nên để bé ợ sau mỗi lầu chuyển từ bầu vú bên này sang bên kia.

Mẹo nhỏ:

Hãy xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng lên lưng bé khi bé bị nấc. Không vỗ hoặc đánh vào khu vực này quá mạnh hay sử dụng quá nhiều lực.

SỬ DỤNG NÚM VÚ/TI GIẢ

trẻ sơ sinh bị nấc

Nấc cụt xảy ra ở trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng bắt đầu khi cho bé ăn. Khi em bé của bạn bắt đầu tự mình nấc, hãy thử cho bé ngậm núm vú giả, nó có thể sẽ giúp cơ hoành của bé được thư giãn và ngăn chặn cơn nấc.

ĐỂ CƠN NẤC TỰ DỪNG LẠI

Điều này thường xuyên xảy ra thay vì hiếm gặp, cơn nấc của bé sẽ tự động dừng lại. Nó không thường xuyên “làm phiền” em bé của chúng ta, bạn thể để bé tập quen với cơn nấc của mình và tự động dừng chúng lại.

Nếu bạn không can thiệp và cơn nấc của trẻ không chịu ngừng lại, hãy liên hệ với các bác sĩ. Mặc dù các trường hợp này khá hiếm gặp nhưng triệu chứng nấc ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó nghiêm trọng hơn.

CHO BÉ UỐNG NƯỚC GRIPE

Nếu các bé tỏ ra khó chịu vì tiếng nấc của chúng thì bạn có thể thử cho các con uống nước Gripe.

Nước Gripe là một sản phẩm không kê đơn được bán ở nhiều nước trên thế giới để làm giảm đau bụng và các bệnh về đường tiêu hóa khác và sự khó chịu của trẻ sơ sinh – theo Wikipedia..

Sản phẩm là sự kết hợp của nước và nhiều loại thảo mộc khác nhau, nó được nhiều người tin rằng sẽ giúp làm giảm các cơn đau bụng hoặc các triệu chứng khó chịu gây ra ở đường ruột khác.

Các loại thảo mộc khác nhau có thể chứa trong nước Gripe có thể bao gồm gừng, thì là, hoa cúc, quế,…Mặc dù nước Gripe không được chứng minh là chữa nấc cho trẻ sơ sinh nhưng nó là một loại sản phẩm hầu như an toàn với tính rủi ro thấp.

Trước khi bạn cho bé ăn hay uống bất cứ loại thực phẩm hay thức uống nào, hãy luôn luôn tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Chú ý:

Kiểm tra danh sách các thành phần có trong sản phẩm trước khi mua nước tại cửa hàng cho bé con nhà bạn.

NGĂN NGỪA TÌNH TRẠNG NẤC CỤT Ở TRẺ SƠ SINH

nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Có một vài cách để giúp bạn ngăn ngừa những cơn nấc cụt cho các em bé. Tuy nhiên rất khó để ngăn chặn những cơn nấc này một cách triệt để vì các nguyên nhân không phải lúc nào cũng rõ ràng.

Bạn có thể thử một số phương pháp dưới đây để ngăn ngừa các cơn nấc cụt có thể xảy đến:

  • Hãy chắc chắn rằng các bé cảm thấy thoải mái và bình tĩnh khi bạn đang cho bé ăn. Điều này không có nghĩa là bạn để bé đói đến mức chúng bực bội và khóc lóc trước khi được bón.
  • Sau khi cho bé ăn, bạn nên tránh các hoạt động nặng với bé. Chẳng hạn như việc tung bé lên xuống hay các trò chơi sử dụng quá nhiều năng lượng.
  • Giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong vòng từ 20 đến 30 phút sau mỗi bữa ăn.

TRẺ SƠ SINH BỊ NẤC CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Nấc cụt được coi là tình trạng hoàn toàn bình thường đối với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Những cơn nấc này thậm chí cũng có thể xảy ra khi em bé vẫn còn trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, nếu em bé nhà bạn bị nấc quá nhiều, đặc biệt là chúng cảm thấy “buồn bã” hoặc kích động khi nấc thì đó chính là dấu hiệu để bạn tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu cho nhiều căn bệnh khác.

Bên cạnh đó, hãy trò chuyện với bác sĩ nếu cơn nấc cục của bé làm ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc cơn nấc cụt tiếp diễn ra thường xuyên sau lần thôi nôi đầu của bé.

Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là các bác sĩ khuyên bạn nên tránh các phương pháp chữa trị rập khuôn khi em bé bị nấc. Chẳng hạn, đừng cố gắng làm bé giật mình hay liên tục tặc lưỡi với bé. Những phương pháp này có thể gây hại nhiều hơn là mang lại hiệu quả.

Lời kết,

Không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được cụ thể nguyên nhân gây nấc hụt ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, miễn là em bé của bạn không bị nôn khi nấc, dường như chúng không cảm thấy bị làm phiền hay khó chịu khi dưới 1 tuổi, nấc có thể là một hiện tượng bình thường của sự phát triển.

Nấc cụt sẽ dần biến mất khi em bé của bạn gần tròn 12 tháng tuổi. Tuy nhiên nếu nó vẫn kéo dài sau khoảng thời gian đó hoặc nếu em bé của bạn cảm thấy khó chịu hoặc cáu kỉnh một cách bất thường, hãy nói chuyện với bác sĩ của bé. Một bác sĩ có thể loại trừ được bất kể một nguyên nhân nào khác xảy ra.

Cảm ơn bạn đã lắng nghe.

Chúc bạn một ngày tốt lành!

Leave a Reply

Your email address will not be published.